0

Làm sao để không biến người khác thành "thùng rác" cảm xúc của mình? | Safe and Sound

Ai cũng có lúc cần phải xả bớt những âu lo, muộn phiền trong lòng và nơi để bạn có thể tin tưởng trút bỏ gánh nặng lại chỉ có thể là những người thân thiết nhất. Tuy nhiên nếu trút nỗi buồn một cách lành mạnh thì mối quan hệ sẽ trở nên ngày càng gắn kết, thấu hiểu nhau hơn còn nếu bạn xả nổi buồn không kiểm soát những năng lượng tiêu cực đó thì có thể sẽ dẫn đến sự tan vỡ trong một mối quan hệ. Vậy làm sao để không vô tình biến người khác thành thùng rác cảm xúc?

1. Tự đặt câu hỏi trước khi chia sẻ cảm xúc

Khi đã vào guồng chia sẻ, ta thường có xu hướng chỉ “chăm chăm” vào vấn đề của mình rồi quên mất vạn vật xung quanh. Vì vậy hãy tập đặt câu hỏi trước khi lựa chọn chia sẻ những cảm xúc tiêu cực với ai đó:

- Mình đang tìm kiếm điều gì sau khi chia sẻ cảm xúc?

- Làm sao để biết người nghe đang cảm thấy khó chịu?

- Mình có đang phàn nàn nhiều quá?

Ảnh 1: Tập đặt câu hỏi trước khi lựa chọn chia sẻ những cảm xúc tiêu cực với ai đó

Đặt những câu hỏi này sẽ giúp bạn để ý hơn đến hoàn cảnh giao tiếp và tránh nói ra một cách xối xả. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng có những khoảng nghỉ trong lúc “xả” để người nghe có cơ hội được chia sẻ, đồng thời hạn chế nói quá nhanh và dồn dập để tránh gây ra sự hoảng loạn cho người nghe.

2. Nhận ra việc xả cảm xúc ảnh hưởng đến người khác thế nào?

Suy cho cùng, người lắng nghe cũng chỉ là người bình thường, họ cũng có những tâm tư, những nỗi đau riêng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải kìm nén cảm xúc vào bên trong. Mà việc bạn cần làm là nhận ra việc chia sẻ nỗi buồn đó có ảnh hưởng gì đến người nghe, có khơi gợi lại những nỗi đau trong họ hay không,... bằng cách hãy hỏi thăm họ trước, xem liệu họ có sẵn sàng nghe hay có chủ đề nào mà họ không muốn nhắc tới không.

Ảnh 2: Bạn cần nhận ra việc thể hiện cảm xúc đó có ảnh hưởng gì đến người nghe

3. Phân biệt giữa “phàn nàn” và chia sẻ cảm xúc

Lời khuyên tiếp theo là bạn cần phân định rõ trong đầu, thế nào là phàn nàn quá mức và thế nào là chia sẻ có hiệu quả. Bằng cách tự đặt cho mình những giới hạn như: chia sẻ trong bao lâu là đủ, trút bao nhiêu gánh nặng,... Việc trút bỏ cạn năng lượng tiêu cực sang người khác sẽ đẩy họ ra xa mình hơn thay vì khiến mối quan hệ trở nên khăng khít.

4. Tìm lại bản thể tốt nhất của chính mình chứ không phải than vãn nỗi buồn!

Khi gặp phải những khó khăn, những sang trấn, một người có thể quên đi mất bản thân mình là ai mà chỉ tập trung vào những gì mà ta đang phải chịu đựng.

Hãy tự hỏi bản thân rằng: Giá trị cốt lõi bên trong ta là gì? Những gì mình đang làm để đối phó với cảm xúc tiêu cực đang ảnh hưởng đến thế giới xung quanh thế nào? Câu trả lời sẽ chính là “cột mốc” để bạn bám vào và bước tiếp mà ko lo lệch trục.

5. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia

Ảnh 3: Các chuyên gia tâm lý sẽ luôn sẵn sàng, đủ chuyên môn để giúp bạn

Nếu những lời khuyên trên không giúp được bạn, thay vì cứ “cố đấm ăn xôi” đi chia sẻ với người này người kia, hãy tìm đến sự trợ giúp chuyên nghiệp. Sự giúp đỡ chuyên nghiệp sẽ giúp bạn chữa lành bền vững hơn.

Đừng lo lắng, bạn sẽ không bao giờ phải cô đơn trên con đường chữa lành và họ sẽ luôn sẵn sàng, đủ chuyên môn để giúp bạn vững vàng bước đi trên con đường này.

: Làm sao để không biến người khác thành "thùng rác" cảm xúc của mình? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound